Nghĩa trang Yên Kỳ được thành lập từ năm 1963 thuộc xã Phú Sơn huyện Ba Vì, Cách trung tâm Hà Nội hơn 70km và qua thành phố Sơn Tây khoảng 7 km, tổng diện tích là 384.000 m2.
Điều kiện để trở thành khách hàng của nghĩa trang yên kỳ
1.Người đã mất:
Người dân có hộ khẩu Hà Nội đã mất hiện đang an táng tại các nghĩa trang trên địa bàn Thành phố Hà Nội hoặc bình tro di hài, tiểu cốt đang lưu trữ nghĩa trang Văn Điển hoặc đang mai táng (hung táng) tại nghĩa trang Văn Điển.
Tiểu cốt, bình tro tại các công trình xây dựng nhà, xây dựng hạ tầng kỹ thuật…hoặc các nghĩa trang do giải phóng mặt bằng di chuyển theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và Thành phố.
2. Đối tượng giải quyết trước (chờ nhập mộ)
Người từ 70 tuổi trở lên (sinh từ năm 1943) – Người mắc bệnh hiểm nghèo không thể chữa trị được (bệnh ung thư, bệnh HIV…) – Người từ 60 tuổi trở lên (sinh từ năm 1953) có vợ hoặc chồng đã mất đang an táng tại các nghĩa trang của Thành phố.
3.Thủ tục hồ sơ
a. Đối tượng đã mất
– Thẻ mộ hoặc thẻ ký gửi bình tro, tiểu cốt hoặc hợp đồng hỏa táng, hợp đồng mai táng tại nghĩa trang Văn Điển.
– Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã mất hiện đang an táng tại các nghĩa trang thuộc diện phải di dời.
– Tờ khai đăng ký phần mộ theo mẫu.
b. Đối tượng giải quyết trước (chờ nhập mộ)
– Giấy tờ của người thân (vợ hoặc chồng) chứng minh hiện đang an táng tại nghĩa trang của Thành phố. – Giấy tờ chứng minh là vợ chồng hợp pháp.
– Giấy tờ chứng minh độ tuổi người chờ nhập mộ (CMTND hoặc hộ khẩu).
– Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền xác nhận hiện đang mắc bệnh hiểm nghèo không thể chữa trị được (ung thư, HIV…)
– Tờ khai xin đăng ký phần mộ (theo mẫu)
*Lưu ý: Người dân khi đến làm thủ tục nhập mộ cần mang theo giấy tờ bản chính và một bản photo có công chứng để đối chiếu.
– Với quy hoạch ban đầu, giữa các hàng mộ có lối đi ngang dọc, tuy nhiên thực tế các chân mộ xây bè ra hầu như không còn chỗ đặt chân cho cỏ mọc.
Quy Hoạch
Nghĩa trang yên kỳ là một trong nghĩa trang lâu đời truyền thống của người dân Hà Nội, được quy hoạch thành các khuôn viên có hàng lối và đánh số đến từng phần mộ. Tuy nhiên do sự quản lý lỏng lẻo, mỗi phần mộ hầu như đều xây bè ra, lấn chiếm phần đường, không tuân thủ các quy định cũng nhưng không có sự tu sửa đã tạo ra sự chật chội cho người thân đến thăm viếng mộ phần và không có mỹ quan.
Sáng 22/9, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và du lịch Bình Minh (chủ đầu tư) tổ chức Lễ công bố và bàn giao Quy hoạch chi tiết Công viên Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng - tỷ lệ 1/500 (giai đoạn đầu). Khu vực nghiên cứu Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn đầu) nằm trên địa bàn xã Phú Sơn và xã Thái Hòa thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) có tổng diện tích khoảng 203,18 ha.
Với tính chất là Công viên nghĩa trang, vì vậy trên mặt bằng hơn 203,18ha xây dựng nghĩa trang đợt đầu, quỹ đất trồng cây xanh, xây dựng công viên, cảnh quan, cách ly và cây xanh dọc tuyến giao thông đã chiếm tới 32,6% tổng diện tích đất xây dựng Công viên nghĩa trang (khoảng 66,32 ha); tiếp đó là đất cát táng có tổng diện tích khoảng 56,68 ha (chiếm 27,9%) gồm 34 khu có ký hiệu từ C1 đến C3; đất hung táng có tổng diện tích khoảng 13,29 ha gồm 6 khu ký hiệu từ A1 đến A6; hơn 5,94 ha đất an táng chôn một lần gồm 3 khu ký hiệu từ B1 đến B3…
Tổng diện tích lập quy hoạch chi tiết xây dựng Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng là 582,91ha (không gồm diện tích nghĩa trang Yên Kỳ hiện có). Đây là loại hình nghĩa trang mới, mang tính chất công viên xanh.