ĐỘC ĐÁO NGHĨA TRANG SYMBAYE

Trên thế giới có vô vàn các nghĩa trang, ở mỗi khu vực là có một phong thái một màu sắc riêng. Tại Sumbaye, “thế giới” của người chết luôn được xem trọng. Điều này được thể hiện trong cách trang trí các ngôi mộ ở nghĩa trang. Các ngôi mộ được trang trí màu sắc sặc sỡ, không theo quy luật nào. Thậm trí người dân nới đây còn có nhưng cách pha trò độc đáo lên các phần mộ của người chết. Người dân làm cho cái chết trở nên hài hước bằng cách trang trí các ngôi mộ với màu sắc sặc sỡ và khắc lên bia những bài thơ hóm hỉnh về người chết. Những bài thơ kể lại câu chuyện về cuộc đời người đã khuất hoặc tiết lộ những bí mật của họ.

nghĩa trang độc đáo

Những câu thơ trên bia mộ trong nghĩa trang Merry tai Sumbaye

nghĩa trang độc đáo

Một bài thơ tưởng nhớ mẹ kế có nội dung như sau: “Người nằm dưới tấm bia đá này. Là dì ghẻ tội nghiệp của tôi. Giá như mụ sống thêm 3 ngày nữa. Để đọc những chữ này. Những người ghé qua đây. Xin đừng gọi mụ dậy. Để mụ trở về nhà. Và cắn đứt đầu tôi. Nhưng tôi sẽ có cách. Để mụ không thể về. Hãy ở lại đây nhé. Dì ghẻ tội nghiệp ơi.”

Khi một người lìa đời, gia quyến của ng đó sẽ tới gặp Dumitru Pop và yêu cầu ông làm thánh giá. Dumitru sẽ khắc tranh và thơ lên gỗ sồi trong xưởng chế tác phía sau nhà. Ông thường sơn màu xanh dương lên tấm gỗ sồi và trang trí bằng những đường viền hoa với rất nhiều màu sắc.

nghĩa trang độc đáo

Sau đó, ông khắc họa một bức tranh mô tả cuộc sống của người chết và sáng tác một bài thơ. Ông có quyền quyết định nội dung của cả hai “tác phẩm”. Các bài thơ Dumitru sáng tác thường pha chút mỉa mai, kể những câu chuyện dí dỏm về sự phản bội, những câu nói ngớ ngẩn.

nghĩa trang độc đáo

Thậm chí,ngay cả những cái chết thương tâm cũng được gợi nhớ rất hài hước. Trên ngôi mộ của một bé gái 3 tuổi chết vì tai nạn ôtô, những vần thơ toát lên sự căm thù: “Hãy chết nhé, tên lái taxi khát máu. Kẻ đến từ Sibiu. Ngươi phải dừng tại đây. Trước nhà ta vì đã đâm ta ra thảm kịch. Và làm ta chết. Để lại ba má ta với nỗi u sầu”.

Chỉ cần nhìn ảnh và những bài thơ, người ta có thể đoán nghề nghiệp của người đã khuất. Dumitru kể rằng chưa người nào phàn nàn về những bài thơ của ông. “Tôi viết về chuyện đời thực của người chết. Nếu anh ta thích uống rượu, tôi viết về chuyện uống rượu; nếu anh ta tham công việc, tôi viết về chuyện ấy. Ở làng này, mọi thứ đều được phơi bày. Các gia đình thực sự muốn khắc lên thánh giá câu chuyện thực về người đã khuất”. 

nghĩa trang độc đáo

Trào lưu mỉa mai người đã chết này được khởi sướng bởi Stan loan Patras, một người thợ mộc trong làng. Ông nảy ra ý tưởng độc đáo từ một lần nhận nhiệm vụ làm cây thánh giá và bia mộ từ gỗ sồi. Sau khi dự đám tang 3 ngày, dân làng tụ tập và kể những câu chuyện về người đã khuất. Patras bắt đầu chuyển những câu chuyện thành các bài thơ ngắn và khắc chúng lên tấm gỗ sồi. Vào năm 1935, ông khắc bài thơ đầu tiên lên mộ và tiếp tục làm công việc này cho tới khi mất vào năm 1977. Người dân ước tính, ông đã xây hơn 800 ngôi mộ như vậy. Sau khi Stan chết, một người kháccó tên Dumitru Pop đã tiếp nối công việc và tiếp tục duy trì nét truyền thống độc đáo của làng từ đó cho tới nay.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại